Những lưu ý, kinh nghiệm khi sửa chữa và Làm Trần Thạch Cao
Với những ưu điểm tuyệt đối về tính thẩm mỹ, công năng vượt trội và lợi ích khi sử dụng thạch cao trong xây dựng hiện đại, trần nhà thạch cao đang dần trở thành xu hướng mới trong ngành xây dựng. Làm trần thạch cao đang là giải pháp tối ưu nhất để thay thế những loại trần truyền thống như gạch, tấm trần nhựa. Tuy nhiên, để sở hữu được công trình trần nhà hoàn hảo nhất, và có được những mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng khách, phòng ngủ hay nhà bếp, có những điều mà bạn cần phải lưu ý khi thi công trần thạch cao.
Những ưu điểm của thạch cao làm trần
- Có trọng lượng nhẹ
So với các vật liệu khác, tấm thạch cao làm trần có trọng lượng nhẹ hơn hẳn. Nhẹ từ 7 đến 10 lần. Vì vậy, công trình của bạn sẽ được giảm tải trọng, hạn chế sức nặng lên móng nhà và giảm chi phí làm móng.
- Thi công dễ dàng
Sau khi lắp hệ thống khung xương một cách hoàn chỉnh, thợ thi công có thể tiến hành lắp trần thạch cao vào khung xương mà không cần rườm rà các vật liệu khác.Thời gian lắp đặt nhanh chóng hơn so với các vật liệu khác vì tấm thạch cao có diện tích trung bình khoảng 1220x2440mm lớn nên lắp đặt nhanh. Hơn nữa, nếu bạn muốn sửa chữa nhà thì tháo gỡ dễ dàng hơn.
- Tính năng cách âm, chống nóng, chống ẩm, chống cháy
Yếu tố riêng tư và mang lại trải nghiệm trọn vẹn nhất ngay trong ngôi nhà là xu hướng được nhiều người ưu tiên. Đối với tấm thạch cao, khả năng cách âm vượt trội mang lại cảm giác yên tĩnh, thoải mái. Độ cách âm lên đến 58dB, tốt hơn 2-3 lần so với gạch truyền thống.
Chống nóng, chống cháy tốt vì có lớp bông thủy tinh lót giấy bạc có thể giảm đến 8 độ C, làm giảm nhiệt năng hao phí mà lại mát mẻ. Khả năng chống cháy lên đến 2 giờ, từ đó có thời gian di dời bảo vệ tính mạng và tài sản.
- Có tính thẩm mỹ cao
Với tính chất vật lý như cắt xén, uốn cong, tạo khối, bạn có thể thỏa thích sáng tạo những kiểu dáng mình thích theo gu thẩm mỹ. Ngoài ra, làm trần thạch cao có nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp với các kiểu không gian khác nhau để lựa chọn.
Những lưu ý trước khi Làm Trần Thạch Cao
1. Tìm hiểu rõ về mẫu trần khi Làm Trần Thạch Cao
Trần thạch cao là xu hướng mới của nhiều công trình xây dựng
Trước khi làm thạch cao và quyết định lựa chọn làm trần thạch cao, bạn cần tìm hiểu rõ về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm thạch cao. Bên cạnh đó, bạn nên biết các lưu ý để làm thạch cao bền đẹp. Điều này có thể giúp bạn lựa chọn đúng loại trần phù hợp với nhu cầu sử dụng, chủ đề của ngôi nhà và trả lời cho câu hỏi tại sao phải làm trần thạch cao.
Trần thạch cao được chia làm 2 loại chính: trần nổi (trần thả) và trần chìm. Đối với trần chìm, bạn có thể linh hoạt chọn trần phẳng hoặc giật cấp, kiểu cách mẫu mã tùy theo không gian của ngôi nhà. Còn trần thạch cao khung nổi (trần thả) có nhiều mẫu hoa văn trang trí theo chủ đề để bạn dễ dàng lựa chọn, phù hợp sở thích của mình.
Trần chìm giật cấp kết hợp đèn led là điểm nhấn cho không gian làm việc
Trần nổi thạch cao với mẫu tấm trần thả trang trí Chong Chóng cho không gian rộng rãi, thoáng mát
Xét về các tính năng, tùy thuộc vào đặc thù của không gian và nhu cầu sử dụng khi làm thạch cao, bạn có thể lựa chọn những hệ trần thạch cao chống cháy, chống ẩm, chịu lực, cách âm hay tiêu âm. Lựa chọn đúng hệ thống trần thạch cao tính năng góp phần giúp phát huy được tối đa hiệu quả mà trần thạch cao mang lại, đem đến cho bạn không gian sống thoải mái và tiện nghi nhất.
2. Sử dụng vật tư đồng bộ chính hãng khi Làm Trần Thạch Cao
Khác với la phông nhựa, một trong những tiêu chuẩn bắt buộc khi làm trần thạch cao là bạn cần phải lựa chọn được những sản phẩm vật tư đồng bộ chính hãng để đảm bảo sự an toàn, độ bền và tính năng của trần trong quá trình sử dụng.
Khung xương là điểm mấu chốt khá quan trọng trong hệ trần, tường thạch cao. Do đó, trước khi làm trần thạch cao, bạn cần phải lựa chọn hệ khung xương đạt chất lượng tốt, các loại khung xương chính hãng, để đảm bảo chất lượng cho cả công trình.
Khung xương chính hãng sẽ được đảm bảo về chất lượng và bảo hành từ nhà sản xuất
Tấm thạch cao khi làm thạch cao, bạn nên lựa chọn tâm có chất lượng như lõi mịn và cứng chắc, chất lượng lõi tấm đồng đều sẽ giúp tấm cứng chắc, bắn đinh giữ chắc, dễ uốn cong, độ uốn cong tốt nhất (không bung giấy, không gãy khi uốn….). Trên thị trường, hiện tại có Tấm Thạch Cao Gyproc chất lượng của Pháp duy nhất có các đặc điểm trên đáp ứng được các yêu cầu về tính năng như cách âm, chống cháy, chịu ẩm. Tấm Thạch Cao Gyproc đạt các tiêu chuẩn chất lượng đạt được: TCVN 8256:2009, tiêu chuẩn Châu Âu EN 520:2004, tiêu chuẩn Mỹ ASTM C1396-14A.
Tấm thạch cao Gyproc chất lượng Pháp duy nhất do Vĩnh Tường phân phối
3. Tham khảo thông tin kỹ thuật khi Làm Trần Thạch Cao
Tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin kỹ thuật, hướng dẫn làm trần thạch cao cũng là một cách giúp bạn đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong quá trình làm trần thạch cao. Hiểu rõ các bước làm trần thạch cao, các quy định đi khung theo khẩu độ khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất hay cách lắp tấm, bắn vít,…Làm trần thạch cao đúng kỹ thuật góp phần nâng cao được độ bền của trần cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cho gia đình bạn.
Để đảm bảo thông tin kỹ thuật về lắp đặt và làm trần thạch cao là chính xác nhất, bạn có thể tham khảo tại website chính thức của Vĩnh Tường - Gyproc https://www.vinhtuong.com/ cũng như bảng báo giá trần và tường thạch cao Vĩnh Tường 2020.
4. Tìm đúng thợ thi công khi Làm Trần Thạch Cao
Để đảm bảo được độ bền trần và vách thạch cao trong quá trình sử dụng thì đội ngũ thợ làm trần thạch cao là một trong những yếu tố lưu ý hàng đầu bạn cần phải quan tâm khi quyết định làm trần thạch cao.
Lựa chọn đội ngũ thi công là bước quan trọng khi làm trần thạch cao
Nếu không phải là người sành sỏi về làm thạch cao và xây dựng, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình đội ngũ thi công phù hợp thông qua ứng dụng Kết nối 3S - ứng dụng đầu tiên trong ngành xây dựng giúp kết nối chủ nhà với thợ thạch cao chuyên nghiệp. 3S sẽ giúp bạn tìm được đội ngũ thi công thạch cao phù hợp nhất và giá cả làm trần thạch cao hợp lý với những trường tìm kiếm chi tiết như bằng cấp, kinh nghiệm, uy tín,…
5. Các lưu ý quan trọng khi Làm Trần Thạch Cao
- Công việc làm trần thạch cao chỉ được bắt đầu sau khi đã thi công hoàn thiện phần cửa và cửa sổ, những vị trí mở phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không chịu tác động trực tiếp thời tiết.
- Trước khi thi công hệ thống la phông các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện cần được che phủ, sắp xếp và kê đỡ thích hợp, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
- Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường (nếu công trường cải tạo). Sau đó, lập bản vẽ thi công trần cho việc làm thạch cao sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E nhằm đảm bảo yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy và tính thẩm mỹ của trần.
- Trong trường hợp có tường thạch cao, hệ thống trần sẽ được thi công sau khi hệ thống tường đã thi công xong.
- Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được các mức độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.
Những lưu ý trước khi sửa chữa trần nhà thạch cao
Mặc dù được đánh giá là một trong những loại trần có độ bền tương đối cao. Tuy nhiên, có câu “của bền tại người”. Những tác động vượt quá ngưỡng chịu đựng của thạch cao dẫn đến hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng vẫn có thể xảy ra. Dù là nguyên nhân chủ quan khách quan hay do thời gian sử dụng cũng cần phải được khắc phục một cách triệt để nhất. Dưới đây là một vài những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải biết để có thể tìm được giải pháp xử lý hiệu quả.
1. Tìm ra nguyên nhân
Bạn cần lựa chọn trần thạch cao chính hãng và làm trần thạch cao đúng kỹ thuật để góp phần kéo dài tuổi thọ cho công trình
Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau khiến trần thạch cao bị hư hỏng. Có thể là dấu hiệu của thời gian hoặc có thể là do đội ngũ làm trần thạch cao kém chất lượng mang đến một vài thiếu sót trong quá trình thực hiện. Vì thế, trước khi làm thạch cao hoặc sửa chữa trần nhà thạch cao, bạn cần phải hiểu rõ những nguyên nhân chính để tìm ra được những phương pháp xử lý thích hợp, kịp thời nhất, trả lại hiệu suất hoạt động cũng như giá trị thẩm mỹ cho trần thạch cao.
2. Thay thế tấm với tấm thạch cao cũ mới cùng kích thước
Trong trường hợp trần thạch cao hư hỏng không thể sửa, bắt buộc phải thay thế tấm thạch cao cũ cần phải lưu ý lựa chọn cho mình các dòng sản phẩm mới phù hợp chủng loại cùng kích thước. Phải kiểm tra lại các kết cấu khung trần treo bên trên vẫn còn đảm bảo chất lượng rồi mới lắp tấm mới lên thay tấm cũ hoặc hư. Tất cả những yếu tố này sẽ đảm bảo cho bạn những giá trị thẩm mỹ cũng như khắc phục được triệt để và giảm thiểu những hư hỏng phát sinh sau này.
3. Xử lý vết nứt
Trần thạch cao nếu phải chịu lực nặng vượt quá sức chịu lực hoặc do rung lắc của kết cấu công trình có thể xảy ra hiện tượng nứt, rạn trần. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại băng dán chuyên dụng dán các mối nối và bả lại bằng bột để cố định chắc hơn vết nứt. Cuối cùng, có thể bả sơn để trả lại hình dáng mịn phẳng và đảm bảo tính thẩm mỹ cho trần thạch cao.
Bột xử lý mối nối gốc thạch cao Gyp-Filler – vật liệu xử lý mối nối chuyên dụng cho trần & tường thạch cao
4. Lưu lại hình ảnh trước khi tháo dỡ
Trần thạch cao có mẫu mã rất đa dạng, do đó bạn cần lưu lại hình ảnh để có thể thay thế loại phù hợp
Việc này dành cho trường hợp tấm thạch cao bị hỏng là loại được in hoa văn hoặc phào chỉ cầu kỳ. Trần thạch cao có mẫu mã rất đa dạng. Lưu lại hình ảnh có thể giúp đội ngũ làm trần thạch cao nhận biết chính xác nhất kiểu trần thạch cao mà bạn muốn thay thế. Đồng thời giữ lại thiết kế đồng bộ cho cả ngôi nhà. Bạn có thể lưu lại hình ảnh bằng cách chụp hình, hoặc tra trong các catalogue mẫu trần thạch cao đẹp 2019 của VA Việt Nam. Bạn có thể nhận được sản phẩm liên quan tới ngôi nhà của mình như giấy dán tường phòng thờ, xốp dán tường, decal giấy,...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét