Trần thả là giải pháp thi công đơn giản – tiện lợi nhất hiện nay trong trang trí trần nhà đẹp. Vậy cấu tạo trần thạch cao thả là như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về mặt cắt trần thả và kỹ thuật thi công trong bài viết dưới đây:
Giới thiệu cấu tạo trần thạch cao thả
Định nghĩa trần thạch cao thả
Là hệ trần nhà thạch cao với các tấm thạch cao được thả vào các ô vuông chia sẵn mà không cần bắt vít để cố định hay liên kết để bám dính. Hệ khung xương nổi một phần trên bề mặt sau khi hoàn thiện nên chúng còn được gọi bằng tên gọi phổ biến nữa là trần thạch cao khung xương nổi.
Cấu tạo trần thạch cao khung xương nổi (trần thả)
Khung xương trần thạch cao thả
Với các thương hiệu nổi tiếng nhất hiện nay: Vĩnh Tường, Zinka, Hà Nội, Boral…. Trong đó, hệ khung xương Hà Nội là thương hiệu được ưa chuộng nhất từ trước đến nay.
Hệ khung xương trong cấu tạo trần thạch cao thả bao gồm các vật liệu cấu thành sau:
Thanh V viền tường: thành này được đóng trực tiếp vào tường sau khi đã xác định cao độ trần bằng thước dây hoặc máy cân bằng laser.
Thanh xương chính: loại sử dụng nhiều nhất hiện nay là T 3.6m. Thanh này liên kết với các thanh V viền tường và kết nối với trần nhà nhờ các vật tư phụ.
Thanh xương phụ: kết nối giữa các thanh chính với nhau để tạo nên mặt phẳng các ô vuông kích thước 600*600mm hoặc các ô hình chữ nhật kích thước 600*1200mm. Các thành phụ có hai loại kích thước: T 0.6m hoặc T 1.2 m.
Vật tư phụ: đinh, ốc, vít, nở, tien, eku, tăng đơ, bát treo, long đền… tất cả hỗ trợ liên kết khung xương chắc chắn với mái trần hay gánh chịu lực. Đồng thời, tạo mặt phẳng trần cách hoàn thiện.
Sau khi làm xong hệ khung xương của trần thạch cao thả, cần dùng thước để đo chính xác cao độ mọi vị trí để mặt phẳng đồng nhất và có cùng cao độ tại mọi vị trí. Tránh mặt phẳng trần bị cong, nghiêng gây mất thẩm mỹ.
Tấm trần thạch cao thả
Tấm thạch cao là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo trần thạch cao thả. Tấm thạch cao sử dụng cho trần thả được sản xuất với kích thước tiêu chuẩn 600x600mm hoặc 600x1200mm. Với các hệ tấm nổi bật như tấm chịu nước, tấm chống ẩm hay những loại tấm cách âm, cách nhiệt, chống cháy…Đáp ứng đa dạng các tiêu chuẩn của đặc tính môi trường cần thi công.
Quá trình thả tấm của hệ trần thạch cao thả đơn giản hơn rất nhiều so với việc đi tấm trong thi công trần thạch cao giật cấp. Công đoạn khó nhất đối với cách thức hoàn thiện hệ trần này là quá trình đi khung xương. Sau khi hoàn thiện việc đi khung xương, bề mặt trần sẽ tạo thành những ô vuông kích cỡ 600x600mm hoặc ô hình chữ nhật kích cỡ 600x1200mm để phù hợp khi đặt tấm.
Quá trình đặt tấm cũng không cần bắt vít cố định vì hệ khung xương nổi là gánh chịu lực đỡ bốn mép tấm. Chỉ cần đưa tấm vào vị trí là hoàn tất công việc.
Với ưu điểm thi công nhanh – đơn –giản – tiết kiệm. Trần thạch cao thả phù hợp với mọi không gian rộng lớn như văn phòng, sành, hà hội họp…
Nếu muốn thi công trần thạch cao cho ngôi nhà hay văn phòng của mình dù với bất cứ mục đích nào, bạn hãy liên hệ theo số điện thoại 0983.64.11.55 để được đáp ứng mọi yêu cầu.
Cơ sở 1 : 21 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 2 : C204 – Phố Mai Động – Hà Nội
Cơ sở 3 : CT7A 402 – Văn Quán – Hà Nội
Cơ sở 4: Số 48 - Ngõ 21 - Yên Xá - Thanh Trì - Hà Nội
Website: giaydantuonghanoi.com.vn
Tel: 0985.495.738
Hotline: 0985.495.738 (24/7)
Hotline: 0971.972.058 (24/7)
Zalo: 0985.495.738
email: giaydantuonghanoi.com.vn@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét