Báo giá thi công làm trần thạch cao đẹp giá rẻ mới nhất 2020
Trần thạch cao là giải pháp toàn diện về trần cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất, nhà ở,… Với ưu điểm nhẹ, dễ uốn lượn, dễ tạo kiểu hình khối, cách điệu,… đồng thời che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc sử dụng lắp đặt các thiết bị như điện, điều hòa, dầm bê tông,… để lại. Nên trần thạch cao luôn được các kiến trúc sư, người tiêu dùng sử dụng như một vật liệu không thể thiếu trong trang trí nội thất cũng như xây dựng.
CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ XINH
CƠ SỞ 1 : 21 NGUYỄN XIỂN – THANH XUÂN – HÀ NỘI
CƠ SỞ 2 : C204 – PHỐ MAI ĐỘNG – HÀ NỘI
CƠ SỞ 3 : CT7A 402 – VĂN QUÁN – HÀ NỘI
CƠ SỞ 4: SỐ 48 - NGÕ 21 - YÊN XÁ - THANH TRÌ - HÀ NỘI
WEBSITE: GIAYDANTUONGHANOI.COM.VN
TEL: 0985.495.738
HOTLINE: 0985.495.738 (24/7)
HOTLINE: 0971.972.058 (24/7)
ZALO: 0985.495.738
EMAIL: GIAYDANTUONGHANOI.COM.VN@GMAIL.COM
1. Trần thạch cao
Trần thạch cao được tạo thành bởi các vật liêu bao gồm: Khung xương kim loại, tấm thạch cao bao phủ, sơn bả matit và các vật tư phụ.
– Khung xương kim loại có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên dầm bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo.
– Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng và vật tư phụ
– Lớp bả và sơn: Đây chính là lớp áo cho trần thạch cao, có chức năng tạo độ nhẵn mịn và tạo nét thẩm mỹ theo yêu cầu người sử dụng.
Khung xương trần thạch cao
Tấm trần thạch cao
2. Phân loại trần thạch cao
Trần thạch cao được phân theo nhiều loại, hay nhiều cách gọi tên tùy theo cấu tạo, chức năng, hay kiểu dáng
a. Phân loại theo cấu tạo trần thạch cao
– Trần thạch cao thả.
– Trần thạch cao chìm.
– Trần thạch cao phẳng
– Trần thạch cao giật cấp.
Cấu tạo trần thạch cao chìm
b. Phân loại theo chức năng trần thạch cao
– Trần thạch cao chống nóng
– Trần thạch cao chịu nước.
– Trần thạch cao chống cháy.
– Trần thạch cao tiêu âm.
c. Phân loại theo hình dáng trần thạch cao
– Trần thạch cao hiện đại
– Trần thạch cao cổ điển.
– Trần thạch cao tân cổ điển.
Cấu tạo trần thạch cao nổi
3. Ưu điểm của trần thạch cao
– Trần thạch cao che lấp các khuyết điểm của kết cấu dầm bê tông, các hệ thống thiết bị ống điều hòa, hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
– Trần thạch cao có bề mặt phẳng, mịn, bóng có thể sơn nhiều màu sắc tùy ý nên đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng
– Trần thạch cao có thể dễ dàng kết hợp với với hệ thống đèn trang trí và các phụ kiện khác sẽ làm căn phòng sinh động hơn rất nhiều, giúp nâng tầm giá trị cho ngôi nhà của bạn.
– Trần thạch cao có khả năng cách âm, cách nhiệt hiệu quả, giảm chi phí sử dụng điện điều hòa mùa hè oi nóng
– Trần thạch cao mang đặc điểm nổi bật vượt trội của vật liệu thạch cao đó là an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường, không chứa các hóa chất độc hại.
– Trần thạch cao có trọng lượng nhẹ làm giảm tải trọng cho thiết kế kết cấu công trình xây dựng, giảm áp lực cho móng, tiết kiệm cột, sắt chống… ước tính có thể giảm 15% phí xây dựng cho công trình.
– Trần thạch cao dễ lắp ghép, tháo dỡ, di chuyển, thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí thi công công trình
– Độ bền của trần thạch cao được đánh giá cao, quá trình thi công trần thạch cao sẽ trải qua nhiều bước, với quy trình thi công nghiêm ngặt, hệ thống trần thạch cao sẽ thành một khối khá vững chắc, độ bền có thể lên tới 20 năm.
– Giá thành trần thạch cao rẻ hơn so với các vật liệu xây dựng truyền thống khác.
Trần thạch cao chống nóng
4. Nhược điểm của trần thạch cao
Ngoài những ưu điểm trên, bên cạnh đó trần thạch cao vẫn tồn tại 1 số nhược điểm sau:
– Trần thạch cao nếu bị ngấm nước sẽ dễ bị ố vàng, loang, gây mất thẩm mỹ nên phải có biệm pháp chống thấm cho trần
– Trần thạch cao có kết cấu rỗng bên trong, do đó nên hạn chế treo, móc các vật nặng lên trên, tránh gây vỡ, bể và hư hỏng.
– Khi sử dụng trong thời gian dài, dưới tác động lớn của nhiệt độ, trần thạch cao có thể có hiện tượng bị co, gây nên các vết nứt, vì vậy cần xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nứt vỡ.
5. Một số lưu ý khi sử dụng trần thạch cao được đẹp và lâu bền.
– Trần thạch cao rất kỵ nước, nước sẽ làm cho trần bị ố vàng, mất thẩm mỹ hoặc bị hỏng vì vậy trước khi thi công ghép trần, cần phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói, phải có biệm pháp chống thấm tốt. Nếu thi công đảm bảo kỹ thuật, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 10-20 năm.
– Trần thạch cao dùng lâu ngày, với nhiều biến động về rung lắc, nhiệt độ, độ ẩm,… dẫn đến trần bị co giãn và sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trát mối nối. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy khi trần mới xuất hiện vết nứt, nên xử lý cho dặm và sơn lại.
– Đối với những vị trí có nguy cơ thấm dột, nên sử dụng tấm thạch cao chịu nước để tránh trường hợp trần bị ngấm nước.
– Đối với mái tôn bạn dùng loại trần thả (vừa rẻ vừa tiện cho sửa chữa, thay thế…) để giảm nóng có thể dùng tôn mát hoặc trải thêm 1 lớp tấm cách nhiệt trước khi làm trần (dùng tấm cách nhiệt hiệu quả hơn dùng xốp mà chi phí bằng nhau).
6. Quy trình thi công làm trần thạch cao
– Tiếp nhận thông tin khách
– Tư vấn, khảo sát tại công trình
– Gửi báo giá làm trần thạch cao
– Lên phương án, biệm pháp thi công vách thạch cao
– Thi công, lắp đặt tại công trình
– Nghiệm thu, bàn giao, thanh toán
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Làm thạch cao tại Hà Nội: 0983.64.11.55
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét